Bộ phim xoay quanh yếu tố nhân văn về gia đình cùng sự lãng mạn trong tình yêu, đồng thời cũng là thông điệp gửi tới các khán giả về hiện trạng xã hội ngày nay còn có sự phân biệt tuổi tác trong tình yêu cũng như giới tính, đặc biệt đó là thế giới thứ 3.
Bộ phim "Chị già đi học" gửi thông điệp nhân văn về gia đình và thế giới thứ 3 tới khán giả tuổi teen.
Bộ phim nói về cô gái Ngọc Chi lớn lên trong gia đình nghèo khổ cha mất sớm, mẹ cô từ đó cũng đổ bệnh nặng. Vì thương mẹ nên cô nghỉ học sớm và ra đời bươn trải, một tay cô gầy dựng và chăm sóc cho mẹ mãi cho đến tận khi cô 28 tuổi, cuộc sống cũng đỡ vất vã hơn. Cô rất thích đi học nhưng vì thương mẹ và e ngại chuyện mình lớn tuổi nên nhiều lần cô e dè từ chối việc đi học lại.
Cô có người bạn thân là Bảo. Bảo thích cô từ học cấp 2, ước mơ của Bảo là nhiếp ảnh gia nhưng vì muốn bên cạnh Ngọc Chi và biết cô thích đi học nên Bảo quyết tâm học nghề giáo và chọn dạy ở một trường bổ túc để mong một ngày chính mình sẽ dạy cho Ngọc Chi. Sau thời gian thuyết phục vì thương mẹ Ngọc Chi quyết định đi học lại để cho mẹ vui.
Cuộc sống của cô trở nên mới mẻ từ đó, cô cũng phải lòng một cô gái nhỏ tuổi với vẻ ngoài là một tomboy và gặp nhiều ngang trái hơn khi tình yêu này chệnh lệch nhau quá xa về tuổi tác và giới tính.
Thông điệp của bộ phim muốn gửi tới, ngoài sự hiếu thảo, tinh thần cố gắng vượt lên số phận mà còn mang một thông điệp với những bậc làm cha mẹ. Với xã hội hiện nay về những người mang giới tính thứ 3, họ không có gì xấu, họ vẫn là những người bình thường, vẫn biết buồn biết vui và yêu thương người khác, hơn ai hết họ cần được bảo vệ và quan tâm nhiều hơn.
Bộ phim mong muốn mang đến một tiếng nói công bằng cũng như sự thấu hiểu của mọi người về một cộng đồng nhỏ - thế giới thứ 3, một cộng đồng những con người dễ bị tổn thương bởi những sự phân biệt do chính sự thiếu hiểu biết của chúng ta gây ra.
Tập 1 phim "Chị già đi học".
Ivan Nguyen
Bài viết đóng góp, xin gửi về:
media@goldstar.com.vn